Chụp ảnh trên điện thoại thông minh không những thuận tiện mà còn giúp bạn nắm bắt được mọi khoảnh khắc đáng giá nhất. Tuy nhiên nếu bạn chụp bừa vô tội vạ và những khung hình được lưu giữ sẽ vẫn khá tệ, dù cho đó có là một điện thoại chụp ảnh chuyên nghiệp đi nữa. Và ảnh bị nhòe, lóa, mắt đỏ… cũng là điều phổ biến khi chụp bằng camera tích hợp trong điện thoại. Hãy đọc bài viết dưới đây, bạn có thể làm nên những tác phẩm nghệ thuật không thua gì máy ảnh số cao cấp.
Thường thì chức năng camera trong các dòng điện thoại rất khác nhau về độ phân giải, chức năng chỉnh sáng, zoom… Do đó, để khắc phục các điểm yếu trong bản thân chiếc điện thoại, người chụp nên áp dụng một số kỹ thuật nhiếp ảnh.
Quy tắc khi chụp ảnh trên điện thoại
1. Chọn lựa khung cảnh đơn giản
Khi chụp ảnh, chắc chắn bạn sẽ nhắm tới đối tượng của mình chụp và tập trung vào đó dẫu cảnh vật có ra sao. Nhưng máy ảnh thì không, nó chụp lại tất cả. Và nếu bạn không muốn người xem không hiểu bạn muốn chụp cái gì hay muốn nhấn mạnh điều gì, hãy lược bớt những gì thừa thãi trong khung cảnh của bạn đi và chụp.
2. Lấp đầy khoảng trống trong khung hình
Đây là một lỗi rất phổ biến mà nhiều người mắc phải và ngay cả bản thân mình cũng bị. Việc này xuất phát từ khi bạn chụp một tấm hình mà để chừa lại một khoảng trống khá lớn về một bên hoặc là xung quanh khiến người xem cũng cảm thấy bối rối.
3. Thay đổi tỉ lệ khung hình
Thật là nhàm chán nếu các tấm hình của bạn vẫn mãi chỉ ở tỉ lệ 4:3 quen thuộc. Hãy thử sang ảnh vuông với tỉ lệ 1:1 hoặc khung ảnh màn ảnh rộng tỉ lệ 16:9. Việc thay đổi tỉ lệ khung hình sẽ kích thích sự sáng tạo của bạn lên rất nhiều.
4. Tránh xa tâm của khung hình
Đây là một quy tắc chụp nâng cao hơn khi mà bạn đã quen chụp với điều kiện đưa vật thể vào tâm của khung cảnh. Việc đưa chủ thể hoặc vật thể ra ngoài tâm của khung hình sẽ tạo nên những bức ảnh có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, để chụp những tấm hình như vậy thì bạn cần phải có thời gian luyện tập bởi vì nó sẽ đòi hỏi bạn phải có cảm quan tốt hơn chứ không còn là nhắm mắt rồi chụp nữa.
5. Tận dụng các đường dẫn hướng có sẵn
Những đường dẫn hướng này có thể là đường ray xe lửa, hàng rào,… và cũng có thể cong hay thẳng tùy theo cảnh vật. Việc tận dụng những đường này sẽ giúp điều chỉnh hướng nhìn của người xem về một chủ thể hoặc vật thể mà bạn muốn làm nổi bật. Hoặc đơn giản là những đường đồng nét song song này sẽ tạo nên cho bức ảnh của bạn có thêm chiều sâu.
6. Tận dụng các đường chéo
Cũng gần giống như ở trên chúng ta tận dụng những đường dẫn hướng thẳng nhưng quy tắc này sẽ giống như phiên bản độ khó cao hơn của quy tắc trên. Việc sử dụng những đường nằm ngang sẽ làm cho bức ảnh thêm phần ổn định, tạo cảm giác chắc chắn,… Nhưng nếu bạn biến chúng thành những đường chéo sẽ đem lại một cảm giác gì đó chơi vơi, nguy hiểm hoặc trở nên mạnh mẽ hơn.
7. Chừa lại khoảng trống
Nguyên tắc này dành cho các bạn chụp lại những vật thể đang di chuyển. Tất nhiên, chúng ta sẽ phải đoán hướng đi của vật thể hoặc chủ thể và chừa lại một chút khoảng trống trước khi chụp để khi bấm máy là cùng lúc đó vật thể hoặc chủ thể lọt vào giữa khung hình.
8. Kiểm soát hậu cảnh
Với những chiếc smartphone không có khả năng xóa phông thì việc kiểm soát hậu cảnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và dù kể cả máy của bạn có xóa phông tốt đến mấy đi chăng nữa thì bạn cũng nên quan tâm tới việc bài trí hậu cảnh của mình.
Hậu cảnh ở đây chính là tấm nền phía sau chủ thể hoặc vật thể của bức ảnh. Nếu bạn kiểm soát hậu cảnh không tốt thì những bức hình bạn chụp có thể gây lộn xộn, thậm chí là rối mắt cho người xem. Nhưng nếu bạn biết tận dụng góc chụp thì ngay cả những hậu cảnh tưởng chừng như xấu nhất vẫn có thể làm nên những tuyệt tác.
9. Sáng tạo với màu sắc
Không chỉ là phối màu sáng tối để tạo ra sự tương phản màu sắc, bạn cũng có thể lựa chọn phối các màu cùng tông cho tấm ảnh,… Có vô vàn các cách phối màu khác nhau giúp tấm hình của bạn trở nên đẹp mắt hơn.
Một số mẹo khi chụp ảnh trên điện thoại
1. Chụp nhiều ảnh
Vì vậy, lần sau khi bạn chụp ảnh, nhấn nút chụp thêm vài lần nữa cũng có thể là biện pháp tốt. Hơi thay đổi vị trí, tiêu điểm hoặc góc nhìn cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều tùy chọn hơn. Việc chụp nhiều ảnh sẽ tạo điều kiện để bạn so sánh, chọn lựa được tấm hình tốt nhất trong những tấm vừa chụp.
Hơn nữa, những tấm hình chụp sau luôn tốt hơn nhờ việc rút kinh nghiệm về bố cục, ánh sáng… của những lần chụp trước.Trong nhiếp ảnh, chỉ cần thay đổi tầm nhìn một chút thì cũng có thể tạo ra một bức ảnh khác hoàn toàn. Đôi khi, có những bức ảnh nghệ thuật lại được chụp một cách ngẫu nhiên. Sự khác biệt giữa một nhiếp ảnh gia giỏi và không chuyên thường khác nhau về khối lượng ảnh chụp.
2. Thử chế độ chụp ảnh liên tục hoặc quay video 4K
Bạn cũng hãy thử quay video 4K và chọn một khung hình mà bạn muốn sử dụng như một bức ảnh. Cách dễ nhất để thực hiện việc này là chạm vào nút chụp máy ảnh trong khi quay phim. Tuy nhiên, một số trình phát video được cài đặt sẵn (như của Samsung) cho phép bạn lấy khung trong khi đang phát lại đoạn clip.
Chế độ chụp ảnh liên tục rất hữu ích đối với trẻ em, nhóm những bức ảnh liên tục sẽ ghi lại vật thể có nhiều chuyển động như thể thao hoặc thú cưng.
3. Tìm hiểu tất cả về ứng dụng máy ảnh
Một mẹo hữu ích nhưng không được nhiều người quan tâm. Cho dù bạn có điện thoại mới hay thiết bị cũ hơn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu mọi ngóc ngách và ứng dụng máy ảnh. Bạn sẽ không bao giờ thực sự cải thiện khả năng nhiếp ảnh trên điện thoại thông minh nếu bạn chỉ chụp một cách tự động.
4. Tải ứng dụng chụp ảnh
Ứng dụng máy ảnh được cài đặt trước cho tất cả cho điện thoại thông minh. Trên thực tế, có rất nhiều ứng dụng máy ảnh của bên thứ ba trên Google Play Store. Các ứng dụng này có khả năng cung cấp cho bạn mọi thứ từ điều khiển chi tiết đến các chế độ nâng cao hơn.
Bạn đang tìm một chiếc máy ảnh có chế độ điều khiển bằng tay và có biểu đồ ảnh? Hãy thử Footej Camera. Bạn cần ứng dụng tập trung vào chụp ảnh selfie? Candy Camera là một ứng dụng tuyệt vời. Ngay cả khi bạn không quan tâm đến các tính năng, ứng dụng của bên thứ ba có thể tạo ra các bức ảnh đẹp hơn.
5. Sử dụng đèn flash một cách thông minh
Điện thoại thông minh đã có những bước tiến lớn trong điều kiện chụp ảnh với ánh sáng yếu, vì vậy không phải lúc nào bạn cũng cần đến đèn flash. Đèn flash có thể làm hỏng một shot hình đẹp nếu bạn không biết cách xử lý. Đèn flash của điện thoại làm cho ánh sáng không được tự nhiên. Thậm chí, chúng chính là nguyên nhân làm xuất hiện mắt đỏ.
6. Tìm hiểu cách tận dụng mặt trời
Một nguyên tắc khác là bạn không nên chụp trực tiếp dưới mặt trời khi chụp ảnh người. Tất nhiên có những ngoại lệ, chẳng hạn như bạn muốn tạo bóng hoặc chỉ muốn thử nghiệm. Tuy nhiên, hãy cố gắng để ánh sáng mặt trời chiếu lên đối tượng của bạn, thay vì chụp trực tiếp.
Nói về mặt trời, giờ vàng là thời điểm chụp yêu thích của nhiều người (ngay sau khi mặt trời mọc hoặc trước khi mặt trời lặn). Bạn có thể thu về một số bức ảnh màu sắc tuyệt đẹp. Bạn cũng có thể thử xen kẽ giữa việc tập trung vào đường chân trời và trên bầu trời để có được một số màu sắc hiệu ứng color pop.
7. Quy tắc một phần ba
Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng nhiều điểm mạnh càng tốt. Đường chân trời có thể được đặt trên đường ngang hoặc trên cùng khi chụp ở cả hai chiều dọc và ngang.Một trong những mẹo chụp ảnh điện thoại thông minh cơ bản là quy tắc một phần ba. Bạn nên hình dung khung được chia thành chín phần bằng nhau bởi hai đường ngang và hai đường thẳng đứng. Chúng giao nhau tại 4 điểm ở giữa gọi là các “điểm mạnh”.
8. Khai thác chế độ HDR
Chế độ HDR đã thực hiện rất nhiều bước nhảy vọt trong những năm qua và với sự ra đời của máy ảnh AI.Hầu như mọi điện thoại trên thị trường đều có chế độ HDR, kết hợp chế độ phơi sáng để tạo thành một hình ảnh tốt hơn. Trong khung cảnh có cả các vùng tối và sáng, chẳng hạn như một khu rừng với bóng cây thì bạn sẽ khó có thể nắm bắt được các chi tiết trong vùng tối và vùng sáng cùng một lúc. Đó là khi chế độ HDR phát huy tác dụng.
9. Làm quen với chế độ thủ công
Hiểu rõ chế độ chụp ảnh tự động trên camera của điện thoại sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp. Hãy dành thời gian để tìm hiểu khi nào nên sử dụng chế độ nhạy sáng cao, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập nhanh, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập lâu và điều chỉnh nó như thế nào cho phù hợp với bức ảnh.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Chụp Ảnh Cho Bà Bầu Không Phải Ai Cũng Biết